Hướng dẫn lập bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết

Hướng dẫn lập bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết

Ngày đăng | 2933 Lượt xem
Kinh doanh nhà hàng được đánh giá là loại hình kinh doanh mang lại lợi nhuận cao bởi nhu cầu ăn uống, đặc biệt là ăn hàng của con người ngày càng tăng.

(banhang.edu.vn) - Kinh doanh nhà hàng được đánh giá là loại hình kinh doanh mang lại lợi nhuận cao bởi nhu cầu ăn uống, đặc biệt là ăn hàng của con người ngày càng tăng. Tuy nhiên với thực trạng các cửa hàng kinh doanh mọc lên như nấm hiện nay, bắt buộc bạn cần có một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Việc làm này sẽ giúp bạn có một khởi đầu kinh doanh trơn tru và thuận lợi hơn.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách lập một bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết. Cùng khám phá nhé!

Bước 1: Phân tích thị trường

ban-ke-hoach-kinh-doanh-nha-hang-1

Lập bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng, bạn sẽ phải phân tích thị trường ẩm thực hiện tại, cụ thể là quanh khu vực đang có ý định mở nhà hàng để đề ra những mục tiêu và phương hướng kinh doanh cụ thể cho nhà hàng. Khi phân tích thị trường, bạn cần nghiên cứu các mục sau:

  • Xu hướng ẩm thực: Nắm bắt những xu hướng ẩm thực đang được ưa chuộng trong thời gian gần đây để đưa ra menu sao cho phù hợp với xu thế của khách hàng.
  • Thị trường mục tiêu: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng đến bao gồm các câu hỏi họ là ai, họ ở đâu, thu nhập như thế nào, những nhu cầu và sở thích của họ đề ra để được những chiến lược kinh doanh tốt nhất.
  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: nếu muốn lấn sân vào kinh doanh, bạn cần biết đối thủ của mình là ai, điểm mạnh điểm yếu của họ. Từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Với các phân khúc cao cấp bạn có thể tìm hiểu King BBQ, Gogi House, Sumo BBQ, Sen Buffet, Cửu Vân Long… Còn muốn mở nhà hàng lẩu cho phân khúc học sinh, sinh viên thì Lẩu Phan, Lẩu Wang, Thái Deli.. chính là những đối thủ đáng gờm.

 Bước 2: Xác định lĩnh vực kinh doanh

ban-ke-hoach-kinh-doanh-nha-hang-2

Sau khi phân tích thị trường, bạn cần đưa ra quyết định về loại hình kinh doanh nhà hàng muốn theo đuổi. Bởi kinh doanh nhà hàng rất đa dạng, có rất nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm Restaurant, Bar, Fast Food, Buffet. . Sau đó đưa ra định hướng kinh doanh bao gồm quy mô, phong cách thiết kế, dịch vụ kèm theo và cuối cùng là nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng đến. 

Xác định lĩnh vực kinh doanh, bạn cũng cần dựa trên năng lực hiện tại cũng như khả năng tài chính để lựa chọn mô hình và quy mô kinh doanh phù hợp. Nếu lựa chọn sai mô hình, có thể bạn sẽ mất rất nhiều công sức và tiền bạc nếu thất bại.

Bước 3: Lập bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Sau khi đã xác định lĩnh vực kinh doanh, bạn cần lập cho nhà hàng một kế hoạch kinh doanh cụ thể nhất. Trong đó bao gồm các đầu mục:

Xác định vị trí mở nhà hàng

ban-ke-hoach-kinh-doanh-nha-hang-6

Vị trí mở nhà hàng là một yếu tố cần được cân nhắc kỹ, bởi vị trí cũng ảnh hưởng rất lớn tới thành công trong kinh doanh. Các nhà hàng bán đồ ăn nhanh thì vị trí chỉ cần đặt tại những nơi đông người qua lại, gần các khu văn phòng, trường học là có thể thuận lợi kinh doanh. Trong khi nhà hàng phục vụ các món ăn cao cấp hơn thì nên đặt ở những vị trí có mặt tiền rộng, đông người qua lại và có thể đặt ở các trung tâm thương mại, tầng 1 khu dân cư… Ngoài ra cũng nên xem xét về đối thủ cạnh tranh, nếu nơi bạn định thuê mặt bằng có các đối thủ nặng ký thì nên tránh xa nếu biết chắc không thể cạnh tranh được với họ.

Còn đối với diện tích địa điểm thuê mặt bằng, các nhà hàng bán đồ ăn nhanh sẽ có diện tích nhỏ hơn các nhà hàng phục vụ đồ ăn theo món, Buffet hay lẩu nướng. Dựa trên mô hình và quy mô kinh doanh mà bạn sẽ lựa chọn cửa hàng diện tích phù hợp.

Bảng kinh phí mở nhà hàng

ban-ke-hoach-kinh-doanh-nha-hang-6

Chi phí mở cửa hàng quyết định quy mô cửa hàng, dưới đây là một số chi phí có thể kể đến đó là: Chi phí thuê mặt bằng, chi phí pháp lý, chi phí thiết kế và trang trí, chi phí mua trang thiết kế, chi phí thuê nhân công, chi phí nguyên liệu, chi phí marketing và chi phí duy trì như điện nước, mạng, Internet…

Lựa chọn phong cách trang trí cho nhà hàng

Đây cũng là một trong những yếu tố mà bạn cần liệt kê trong bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Một nhà hàng có thể lựa chọn nhiều phong cách thiết kế khác nhau nhưng hay đảm bảo phong cách đó phù hợp với loại hình kinh doanh mà bạn đã lựa chọn.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Bàn ghế và đồ dùng trong quán cần xác định rõ bao nhiêu ghế, bao nhiêu bàn và bài trí như thế nào để vừa bài trí được nhiều nhưng lại không gây vướng víu. Ngoài ra cũng nên đưa ra phương án thiết kế màu sắc và ánh sáng cho phù hợp để tôn lên vẻ đẹp của món ăn cũng như tạo cảm giác đông đúc, ấm cúng khi bước chân vào nhà hàng.

Ngoài ra, kinh doanh nhà hàng cũng cần một số trang thiết bị khác nữa như điều hòa, lò nướng, tủ lạnh, bát đũa, chén, cốc, ly… Trong quá trình kinh doanh nhà hàng, 1 phần mềm quản lý bán hàng dành cho nhà hàng sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn có thể quản lý khách hàng, quản lý doanh thu,  thanh toán , quản lý đơn đặt hàng một cách đơn giản và nhanh chóng. 

Lên menu nhà hàng

ban-ke-hoach-kinh-doanh-nha-hang-3

Một nhà hàng đạt chuẩn trong mắt khách hàng không chỉ thể hiện ở những món ăn ngon, giá cả phải chăng, chất lượng phục vụ tốt mà còn thể hiện ngay cả trong menu thực đơn nhà hàng. Đa phần khách hàng thường thích đến những nhà hàng có menu thực đơn đa dạng với nhiều món ăn khác nhau. Do vậy menu cũng chính là yếu tố quan trọng thu hút và giữ chân khách hàng.

Dựa trên khảo sát thực tế và lĩnh vực kinh doanh đã lựa chọn, bạn cần lên danh sách các món ăn một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất. Bạn có thể mua lại các công thức chế biến, menu từ thương hiệu có tiếng hoặc thuê những đầu bếp có chuyên môn cao. 

Ngoài ra, tham khảo menu của đối thủ cạnh tranh cũng sẽ giúp bạn xây dựng menu chất lượng. Còn về yếu tố giá bán của các món ăn trong menu, tùy theo nguyên liệu công chế biến và giá của các đối thủ khác trên thị trường mà bạn sẽ đưa ra được mức giá phù hợp.

Tuyển chọn và đào tạo nhân viên

ban-ke-hoach-kinh-doanh-nha-hang-4

Bởi nhân viên là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do vậy thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên sẽ ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của khách hàng khi đến nhà hàng.

Do đó, khi lập kế hoạch tuyển chọn nhân viên trong bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng thì ngoài trình độ, kỹ năng chuyên môn thì thái độ cũng là yếu tố cần lưu tâm. Những nhà hàng có nhân viên nhiệt tình, thân thiện và lịch sự thường được khách hàng đánh giá rất cao.

Chuẩn bị giấy tờ đăng ký giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh cần được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền thì mới có hiệu lực. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị xin cấp các loại giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ và các loại thuế phí kinh doanh trước thời điểm khai trương cửa hàng.

Lên ý tưởng marketing

ban-ke-hoach-kinh-doanh-nha-hang-3

Để nhà hàng được nhiều người biết đến, marketing là hoạt động không thể thiếu. Bạn cần lên ý tưởng marketing cho ngày khai trương một cách kỹ lưỡng và chi tiết để đảm bảo lượng khách đến cửa hàng đúng như mục tiêu đã dự kiến. Bạn có thể phát tờ rơi quanh khu vực nhà hàng, chạy quảng cáo Facebook kết hợp đăng bài lên trang cá nhân, các hội nhóm để càng nhiều người biết đến nhà hàng các tốt. Nếu không có đủ năng lực để triển khai ý tưởng marketing, thuê các agency marketing là gợi ý tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn tạo bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng mà bạn có thể tham khảo để áp dụng. Chúc bạn kinh doanh thành công.


logo footer