Kinh nghiệm mở quán nhậu bình dân thành công
Mở quán nhậu bình dân được coi là ngành kinh doanh “một vốn bốn lời” mang lại lợi nhuận cao. Đây là ý tưởng không tồi dành cho những ai đang có ý định kinh doanh với số vốn khoảng hơn 100 triệu đồng.
Chập chững bước chân kinh doanh chắc hẳn sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Bạn đọc hãy cùng tham khảo kinh nghiệm mở quán nhậu bình dân, giúp người mới kinh doanh thành công trong bài viết dưới đây nhé!
Kinh nghiệm mở quán nhậu bình dân: Cần chuẩn bị những gì?
Để mở quán nhậu bình dân, bạn cần chuẩn bị số vốn khoảng trên 100 triệu đồng để chi cho các khoản sau:
- Thuê mặt bằng
- Thiết kế, trang trí quán nhậu bình dân
- Mua sắm bàn ghế, tủ
- Mua sắm máy móc, thiết bị, công cụ, tủ lạnh, bếp nấu, bát, đĩa, đũa, thìa, cốc…
- Chi phí thuê nhân viên
- Chi phí điện nước, internet
- Chi phí mua phần mềm quản lý bán hàng để lên order cho khách nhanh, thanh toán nhanh chóng, quản lý doanh thu, quản lý khách hàng, quản lý đơn...
- Các khoản chi phí phát sinh khác
Kinh nghiệm mở quán nhậu bình dân - Sau khi có vốn, bạn sẽ bắt đầu chuẩn bị các công đoạn tiếp theo bao gồm tìm kiếm mặt bằng mở quán, thiết kế trang trí quán nhậu, mua sắm bàn ghế, tủ, máy móc, thiết bị, công cụ, tủ lạnh, bếp nấu, bát, đĩa, đũa, cốc…. thuê nhân viên, xây dựng thực đơn, tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu, xin giấy cấp phép kinh doanh cá thể, xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký thẻ xanh cho nhân viên (những người trực tiếp tham gia vào quá trình chế biến thực phẩm đóng gói sẵn hoặc kinh doanh thực phẩm phải có thẻ xanh chứng nhận đầy đủ điều kiện sức khỏe), chuẩn bị cho ngày khai trương.
Xem thêm: Tư vấn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn hiệu quả
Bí quyết kinh doanh quán nhậu bình dân thành công
Mặt bằng kinh doanh là yếu tố quan trọng
Các địa điểm kinh doanh tập trung đông dân cư như gần mặt đường lớn, gần khu chung cư, văn phòng, trường đại học… sẽ là những địa điểm lý tưởng để mở quán nhậu bình dân hút khách.
Xây dựng thực đơn đa dạng
Thực đơn các món nhậu cũng cần đa dạng, đa dạng cả về đồ uống để khách thoải mái lựa chọn theo sở thích cũng như khẩu vị của mỗi người. Ví dụ như ngoài lẩu, nướng cần có các món ăn ăn kèm như nem chua, nem phùng, dê hấp, ếch rang muối. Đồ uống cần đa dạng các loại bia, nước ngọt, nước lọc…
Chế biến món ăn hợp khẩu vị vùng miền
Mỗi vùng miền đều có 1 khẩu vị khác nhau, bạn không thể bê nguyên công thức vùng miền này để chế biến cho người dân vùng miền khác ăn, bạn cần biến tấu nó sao cho hợp khẩu vị vùng miền. Để làm được điều đó, là người đầu bếp bạn cần tìm hiểu kỹ sở thích của người dân quanh khu vực mở quán để có những điều chỉnh về hương vị sao cho phù hợp. Ví dụ như người miền Trung có sở thích ăn cay và nhiều ngọt..
Giá thành hợp lý cùng các ưu đãi hấp dẫn
Kinh doanh quán nhậu bình dân thường được ví "một vốn bốn lời". Ví dụ như một đĩa lạc rang bán giá 10 nghìn/đĩa thì thì cũng lãi được 5 nghìn. Bán với giá phải chăng chắc chắn sẽ được lòng khách hơn, tuy doanh thu không nhiều nhưng nó sẽ tăng lên đáng kể nếu quán của bạn đông khách.
Giá thành hợp lý cùng chất lượng món ăn ngon, chắc chắn khách hàng sẽ tiếp tục đến ủng hộ quán nhậu bình dân trong những lần ăn tiếp theo. Bạn cũng có thể kích thích thêm nhu cầu ăn uống của họ bằng các chương trình ưu đãi như uống 3 tặng 1, mua 5 món tặng 1 món, giảm 15% hóa đơn nhân dịp sinh nhật…
Chất lượng phục vụ tốt
Khách hàng sẽ đánh giá quán nhậu qua cách phục vụ của nhân viên. Dù quán ăn ngon, giá cả phải chăng nhưng nhân viên phục vụ lấc cấc, thái độ không niềm nở cũng sẽ khiến khách khó chịu và không muốn quay lại.
Do vậy, để đảm bảo hình ảnh của quán trong tâm trí khách hàng. Bạn cần tuyển chọn và đào tạo nhân viên thái độ phục vụ tận tình, niềm nở và có quy trình tiếp đón khách ra vào rõ ràng.
Trên đây là những kinh nghiệm mở quán nhậu bình dân cho người mới bắt đầu mà bạn có thể tham khảo và áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình. Chúc bạn kinh doanh thành công!